Siro Prospan Hustensaft (chữa ho) (100ml) (1m+):
Mùa đông ở miền Bắc khí hậu lạnh, đôi khi kèm theo những đợt nồm kéo dài hoặc thay đổi thời tiết bất chợt, dẫn tới dễ bị ho, cảm lạnh, cảm cúm, đau đầu đặc biệt là các bé nhỏ. Hãy chuẩn bị sẵn 1 lọ siro trị ho, an toàn, 100% thảo dược, thân thiện này nhé
- Thuốc ho Prospan Đức được đánh giá 5 sao bởi các bà mẹ tại Đức & Việt nam
- Thuốc ho Prospan với thành phần chính là dịch chiết từ lá thường xuân khô
- Thành phần dược thảo, không gây độc hại cho bé, không phản ứng phụ, không có đường....
- Thuốc ho Prospan Đức ngăn chặn các triệu chứng ho ngay từ ngày đầu tiên
- Siro chữa ho không đường, không chất tạo mầu, phù hợp cho cả bệnh nhân tiểu đường
- Có thể sử dụng cho bé từ 1 tháng tuổi trở lên.
- Sản phẩm NK & sx tại Đức (hàng nội địa)
* Thuốc ho đặc trị:
- Cảm lạnh
- Viêm phế quản mạn tính
- Cảm lạnh ho
- Viêm phế quản cấp tính
- Ho
- Các bệnh đường hô hấp với chất nhầy
* Liều dùng:
1. Bé từ 1 tháng tới 1 tuổi: ngày uống 1-2 lần, mỗi lần 2.5ml
2. Bé từ 1 tuổi đến 5 tuổi: ngày uống 3-5 lần, mỗi lần 2.5ml
3. Trẻ em từ 6 tuổi đến 12 tuổi: mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 5ml
4. Trẻ em từ 12 tuổi & người lớn: mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 5ml
* Bảo quản: Sau khi dùng đậy nắp chặt, bảo quản nơi mát (nhiệt độ từ 25 độ trở xuống)

* Thông tin thêm về sản phẩm:
- Thường xuân là một loài cây gỗ leo với tên gọi khoa học là Hedera helix Linné, họ Araliaceae (họ Nhân sâm). Cây thường xuân mọc hoang rất nhiều trên đá, trên thân cây già, trong bụi cây, và trên tường nhà. Là loại cây xanh tốt quanh năm, thường xuân có sức sống rất mãnh liệt, ngay cả trong mùa đông giá rét. Nó được xem là biểu tượng của sự phì nhiêu và bất tử (như cây trường sinh). Theo quan niệm dân gian về phong thủy, cây thường xuân có khả năng trừ tà, mang lại bình an, may mắn cho gia chủ. Chính vì vậy, thường xuân là loài cây được trồng phổ biến ở Châu Âu.
- Bên cạnh đó, cây thường xuân được biết đến là loài thảo dược rất quý. Từ thời cổ xưa, Hippocrates, ông tổ của nghề thuốc, đã sử dụng hầu hết các bộ phận (rễ, lá, quả, hoa,…) của cây thường xuân để chữa nhiều bệnh như bệnh lỵ, đau tai, bệnh gút và sốt. Đến đầu thế kỷ 16, loài cây thường xuân đã ngày càng được biết đến nhiều hơn với hiệu quả điều trị bệnh viêm đường hô hấp. Từ năm 1949, công ty Engelhard Arzneimitel GmbH&Co.KG, cộng hòa Liên bang Đức, phối hợp với nhiều bệnh viện và trường đại học lớn trên thế giới tiến hành hơn 20 nghiên cứu khoa học trên quy mô lớn có kiểm soát chặt chẽ. Những nghiên cứu này đánh giá tác dụng chữa bệnh, cũng như tính an toàn và khả năng dung nạp dịch chiết lá thường xuân khô Hedera helix, với tỷ lệ chiết xuất DER 5-7,5:1. Kết quả cho thấy cây thường xuân rất hiệu quả trong điều trị các bệnh đường hô hấp có kèm triệu chứng ho.
* Thông tin tư vấn thêm:
Trẻ ho - Chớ vội dùng kháng sinh
Thấy con nhỏ húng hắng, ho, sổ mũi, nhiều bà mẹ nghĩ ngay đến việc dùng kháng sinh vì cho rằng như thế mới nhanh khỏi bệnh. Tuy nhiên, thực tế thì việc làm này nhiều khi không giúp trẻ khỏi ốm mà thậm chí còn làm bệnh nặng thêm.
70 - 80% do vi-rút
Trong giai đoạn dưới 6 tuổi, cấu trúc giải phẫu, hệ miễn dịch của trẻ đang trong quá trình phát triển, chưa hoàn thiện. Vì thế, sức đề khoáng của trẻ kém nên chỉ cần thời tiết thay đổi, nắng mưa thất thường, nồm… là trẻ cũng có thể bị các bệnh đường hô hấp. Trong đó, hay găp nhất là viêm mũi họng với các biểu hiện thường gặp như ho, sốt, chảy nước mũi.
Nhiều cha mẹ lo lắng khi thấy con sốt 2-3 ngày vẫn chưa thấy đỡ hoặc cho rằng ho là một biểu hiện của viêm nhiễm, nên nghĩ ngay đến việc cho trẻ uống kháng sinh. Tuy nhiên, thực tế tác nhân gây bệnh này do vi-rút chiếm đến 70-80% với hơn 150 tuýp khác nhau.
Trong khi đó, nếu là bệnh do vi-rút thì có uống bao nhiêu thuốc kháng sinh cũng không có tác dụng. Cũng vì thế nhiều bà mẹ hay phàn nàn con uống hết mấy đợt kháng sinh mà chẳng thấy có tác dụng gì. Thậm chí có người còn đổ tội cho thuốc giả, thuốc kém chất lượng. Thế nhưng, thực tế là cho đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra loại thuốc điều trị đặc hiệu với bệnh do vi-rút.
Thuốc kháng sinh - “con dao 2 lưỡi”
Điều mà nhiều cha mẹ không biết là việc uống kháng sinh không hợp lý này khiến bệnh không khỏi, mà trẻ lại càng mệt, lả đi. Trong một số trường hợp có thể phản tác dụng, ảnh hưởng đến chức năng của gan, thận.
Ngoài ra, kháng sinh đưa vào cơ thể là để diệt vi khuẩn gây bệnh, nhưng nếu không có vi khuẩn gây bệnh nó sẽ cả diệt vi khuẩn có lợi, gây tiêu chảy, rối loạn tiêu hoá. Có đến 15% trẻ uống kháng sinh mắc tiêu chảy vì các tác dụng phụ của thuốc gây ra.
Các bác sĩ hoàn toàn có thể xác định được truờng hợp nào nhiễm vi-rút kèm theo bội nhiễm vi khuẩn. Lúc này, việc dùng kháng sinh là cần thiết. Vì thế, khi thấy trẻ bị ốm, cha mẹ nên đưa con đi khám để chẩn đoán đúng bệnh và có sự tư vấn phù hợp.
Nếu nguyên nhân là do vi-rút và chưa có biến chứng nhiễm khuẩn thì cha mẹ chỉ cần dùng các thuốc điều trị triệu chứng bệnh.
Chẳng hạn, nếu thấy con sốt và đau họng thì uống pracetamol và nghỉ ngơi, uống nhiều nước...
Khi bị nước mũi, tắc mũi thì dùng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi, dùng thuốc co mạch, kháng histamin.
Không nên lạm dụng các dụng cụ hút mũi, xông họng.
Nếu con bị ho thì dùng các loại thuốc có tác dụng long đờm, giảm ho như Prospan (Đức)…